bachlongvi | Date: Thursday, 2013-01-03, 7:14 PM | Message # 1 |
Private
Group: Administrators
Messages: 2
Status: Offline
| [b] Sau khi thực hiện đăng ký kinh doanh thành công và được cấp phép, cấp mã số thuế, doanh nghiệp thường phải nộp những loại thuế theo qui định sau:
1. Thuế môn bài: Mỗi năm doanh nghiệp sẽ nộp 1 lần tuỳ theo mức vốn điều lệ, đối với năm đầu tiên còn tuỳ thuộc vào thời điểm thành lập, nếu thành lập sau thời điểm 30/06 chỉ phải nộp 1/2 mức thuế môn bài theo biểu thuế.
2. Thuế giá trị gia tăng (GTGT): (Cái này tùy thuộc vào doanh nghiệp có đăng ký thuế GTGT hay không: hóa đơn doanh nghiệp sử dụng là hóa đơn GTGT, còn nếu là hóa đơn thông thường hay trực tiếp thì không phải nộp) doanh nghiệp phải kê khai báo cáo và nộp thuế giá trị gia tăng trước ngày 20 của tháng tiếp theo.
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp kê khai và nộp theo từng quý, cuối năm nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định là 28%. Đây là khoản đánh vào doanh thu thuần (số chênh lệch sau khi lấy doanh thu bán hàng, cung ứng dịch vụ trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ). Nếu khoản chênh lệch này < 0 (doanh nghiệp bị lỗ) thì khoản thuế này được miễn. Có hai cách đóng thuế này như sau: Đóng theo kiểu thuế khoán: dựa vào doanh thu trong 5 năm gần nhất (cái này tùy thuộc từng quy định) doanh nghiệp đăng ký xin đóng thuế khoán, cơ quan thuế sẽ quy định một khoản thuế cố định mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm. Đóng theo kê khai (đóng theo thu - chi thực tế): cơ quan thuế sẽ căn cứ vào kê khai của doanh nghiệp để tính mức thuế phải đóng. Mức thuế tính là 28% số chênh lệch thu chi.
4. Thuế thu nhập cá nhân: Hàng tháng, doang nghiệp phải thống kê các khoản thu nhập của cán bộ, công nhân viên trong đơn vị để tính mức thuế này. Theo quy định hiện hành thì thuế tính cho người có thu nhập từ 4 triệu đồng trở lên.
5. Thuế thu nhập không thường xuyên: Khi chi trả những hợp đồng nhân công ngoài, không phải là cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp, luôn phải giữ lại 10% tổng giá trị hợp đồng và ghi một biên lai cho người đó, doanh nghiệp nộp khoản thuế này cho cơ quan thuế, ghi rõ số biên lai. Đến cuối năm tài chính, người được thuê sẽ đến cơ quan thuế hoàn tất thủ tục thuế, nếu tổng mức thu nhập không quá 4tr thì được hoàn trả lại 10% đã trích, còn nếu vượt thì cơ quan thuế sẽ tính thuế phải nộp và bù trừ với khoản đã trích.
6. Thuế xuất nhập khẩu: Nếu doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu.
7. Thuế môi trường: Doanh nghiệp phải đóng một khoản phí để sử dụng vào mục đích cải tạo môi trường, sử lý chất thải...
8. Thuế sử dụng đất: Doanh nghiệp hàng năm phải đóng khoản thuế này cho nhà nước, theo mức thuế do cơ quan thuế ban hành. Nếu doanh nghiệp đóng ở các KCN, KCX thì khoản thuế này đã được ban quản lý tính trong chi phí thuê mặt bằng.
Ngoài các loại thuế cơ bản trên thì tùy thuộc vào từng lọai hình kinh doanh mà doanh nghiệp còn phải đóng thêm các loại thuế như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên ….
|
|
| |